“Nằm lòng” bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non

Chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non

Trong thời kỳ mang thai, nhiều mẹ sẽ lo lắng đến vấn đề sinh non của thai nhi. Mặc dù, không phải tất cả trẻ sinh non đều gặp phải các biến chứng nguy hiểm, nhưng việc này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ngắn và sự phát triển của trẻ. Trẻ sinh non là điều không ai mong muốn, thế nhưng mẹ vẫn phải chuẩn bị tâm lý và cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non đúng cách. 

1. Trẻ sơ sinh sinh non sẽ như thế nào?

Trẻ sơ sinh sinh non sẽ như thế nào
Trẻ sơ sinh sinh non sẽ như thế nào

Sinh non hay sinh thiếu tháng là trường hợp xảy ra dưới 28 tuần thai kỳ, từ 28 đến 32 tuần thai kỳ hoặc sinh non đến muộn tức từ 32 đến 37 tuần của thai kỳ. Thông thường, các biến chứng của sinh non khác nhau theo tuần tuổi thai. Trẻ sinh non thường có những biểu hiện sau:

  • Da mỏng, bị khô hoặc bong tróc. 
  • Mí mắt của trẻ sơ sinh sinh non có thể nhắm, không mở ra được trong giai đoạn đầu. 
  • Có ít tóc trên đầu trẻ.
  • Các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh sinh non có thể phải đối mặt với những nguy hiểm trong sức khỏe và quá trình phát triển:

  • Trẻ sinh non có thể gặp vấn đề về hô hấp.
  • Trẻ có thể bị vàng da, số lượng hồng cầu thấp gây thiếu máu, ngưng thở.
  • Dễ bị nhiễm trùng.
  • Vấn đề ăn uống khó khăn, chăm sóc cực hơn những đứa trẻ đủ tháng. 
  • Trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, vận động hoặc vấn đề về tâm lý…

Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá lo lắng về vấn đề trẻ sinh non. Bởi vì, hiện nay y học phát triển, trẻ sẽ được chăm sóc và hồi phục, sớm xuất viện về nhà với cha mẹ. 

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non đúng cách

Chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non đúng cách
Chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non đúng cách

Sau khi được xuất viện về nhà, mẹ cần phải chăm sóc cho trẻ sơ sinh sinh non để con có sức khỏe tốt và dần theo kịp như những trẻ bình thường. Dưới đây là một số bí quyết mẹ có thể tham khảo nhé.

Cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh sinh non. Do đó, mẹ cần bổ sung sữa mẹ cho bé ngay từ khi bé xuất viện về nhà. Mẹ có thể chia số lần bú cho trẻ sinh non làm 8-12 lần/ngày và tùy thuộc theo nhu cầu của trẻ. Trẻ sinh non cơ thể yếu có thể không muốn bú nên mẹ cần hiểu không phải trẻ đã no bụng. Chính vì vậy, mẹ cần phải hút sữa đổ vào thìa hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.  

Ngoài ra, nếu mẹ không có sữa hoặc không đủ sữa, có thể bổ sung sữa công thức cho trẻ sinh non. Không những thế, mẹ có thể bổ sung cho trẻ vitamin K, vitamin C, sắt, axit folic… Tuy nhiên, những dòng vitamin bổ sung này chỉ được phép dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.  

Với trẻ sinh đủ tháng, từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn dặm. Đối với trẻ sơ sinh sinh non cần lưu ý nếu phát triển khỏe mạnh thì cũng có thể ăn dặm cùng thời điểm với trẻ đủ tháng. Thế nhưng, nếu cơ thể trẻ còn yếu, mẹ nên tham khảo bác sĩ về thời gian thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Cho trẻ ngủ nhiều hơn

Trẻ sinh non sẽ có giấc ngủ nhiều hơn trẻ sinh đủ tháng, 16 – 20 giờ/ngày, mỗi giấc 3-4 giờ. Nếu bé ngủ li bì hơn 4 giờ, mẹ cần chủ động cho bé thức dậy để bú. Mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ sinh non nằm ngửa, nằm nệm không quá mềm và không nên có gối nhỏ. Ngoài ra, trẻ sinh non cũng không mặc quá nhiều đồ hoặc đồ quá chật khi ngủ.

Theo dõi sức khỏe của trẻ

Chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non, mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ. Trẻ sinh non thường chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên dễ mắc nhiều bệnh lý. Vì vậy, mẹ phải luôn theo dõi các dấu hiệu, biểu hiện của trẻ ở nhịp thở, mà sắc da (vàng da), ngủ nhiều khó thức dậy, bú kém, khó thở, tím tái, không đi tiểu, đại tiện trong thời gian dài hoặc phân khác thường… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm.

Vệ sinh cho trẻ

Trẻ sinh non cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, trước khi vệ sinh cho trẻ, mẹ cần rửa tay, sát khuẩn sạch. Hãy tắm cho trẻ mỗi ngày với nước ấm, khoảng 3-4 lần/tuần, 3-5 phút/lần với sữa tắm chuyên cho trẻ sơ sinh. Đáng chú ý, vì da của trẻ sinh non khá mỏng nên mẹ phải cẩn thận, không để trẻ bị tổn thương và vệ sinh kỹ phần có nếp như cổ, gáy, chân, tay,…

Ngoài ra, ba mẹ cần chú ý việc chăm sóc và giữ cuống rốn cho trẻ sạch sẽ, an toàn, luôn khô ráo để tránh nhiễm trùng. Thay tã thường xuyên cho trẻ, không nên để quá nhiều giờ. Hơn thế, mẹ cũng cần hạn chế người đến thăm, tiếp xúc, hôn,… bé. 

Đặc biệt, mẹ hãy tắm nắng cho trẻ trước 9 giờ sáng, khoảng 10 phút. Massage cũng được bé “chuộng” bởi giúp trẻ phát triển thể chất, tâm lý cũng như có giấc ngủ ngon. 

Tiêm phòng đầy đủ

Cuối cùng, cha mẹ cần tuân thủ và nắm được lịch tiêm phòng của trẻ sinh non để có thể cho con đi tiêm đầy đủ, đúng lịch. Việc tiêm phòng sẽ giúp bé tránh được nguy cơ mắc nhiều bệnh, bảo vệ sức khỏe và phát triển tốt.

Sinh non là điều không ai mong muốn. Thế nhưng, nếu mẹ là một trong những trường hợp đó thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Hãy luôn vui vẻ, bình tĩnh và chuẩn bị những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non ngay khi biết mẹ có nguy cơ. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.