3 tháng giữa là khoảng thời gian sức khỏe mẹ bầu dần ổn định hơn, tuy nhiên việc chăm sóc sức khỏe vẫn cần được lưu ý. Bài viết hôm nay sẽ thông tin đến mọi người cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa.
Lịch khám thai mẹ bầu 3 tháng giữa cần lưu ý
Có thể nói rằng việc khám thai định kỳ sẽ giữ vai trò rất quan trọng xuyên suốt quá trình mang thai của mẹ bầu. Trong khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu cần phải đi khám định kỳ từ 2-4 lần để có thể theo dõi được sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.
Từ tuần thứ 18-22 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần tiến hành siêu âm hình thái của thai nhi hoặc tiến hành các phương pháp tầm soát dị tật thai nhi ví dụ như Tripple Test. Các phương pháp này sẽ giúp mẹ nắm rõ được sự phát triển của con và phát hiện được những bất thường về nhiễm sắc thể hay biến chứng dị tật có thể xuất hiện ở thai nhi. Từ kết quả khám bầu đó, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp để phòng tránh được rủi ro xảy ra.
Ngoài ra, ở tuần 24-28 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải thực hiện cả xét nghiệm máu để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi đây là căn bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đa ối, viêm đài bể thận, thậm chí có thể là thai lưu, sinh non, sảy thai,… Vì vậy, những mẹ bầu cần phải chú ý kỹ lịch khám thai ở 3 tháng giữa để có thể phòng tránh được những rủi ro.
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
3 tháng giữa của thai kỳ là lúc giai đoạn thai nhi phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt là chiều cao và khung xương. Trong khi đó, bé có thể phát triển được tốt hay không phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sẽ được thai nhi tiếp nhận thông qua nhau thai. Một chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ giúp cho sức khỏe của mẹ thật tốt, phòng ngừa được những nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, nhờ vào đó em bé cũng sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh.
Những dưỡng chất mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng đầu:
- Chất đạm: Chất dinh dưỡng này có chứa nhiều ở trong trứng, cá, thịt, sữa và các loại đậu,… rất tốt đối với sự phát triển của thai nhi và các mô của cơ thể mẹ.
- Chất béo: Mẹ mang thai nên bổ sung cả chất béo từ trong mỡ động vật và thực vật. Tuy nhiên dầu dừa, dầu cọ và mỡ động vật chỉ nên sử dụng với một lượng ít còn dầu đậu nành, dầu mè, mỡ cá thì nên sử dụng nhiều hơn. Các chất béo sẽ cung cấp đủ năng lượng, hỗ trợ thai nhi hấp thụ loại vitamin tan được trong dầu đồng thời xây dựng hệ thống thần kinh của bé, màng tế bào.
- Chất xơ: Bà bầu 3 tháng giữa không được phép lơ là trong việc bổ sung chất xơ để giúp cho cơ thể phòng ngừa chứng trĩ, táo bón,… Chất xơ có chứa nhiều trong những loại rau xanh, trái cây, khoai lang và ngũ cốc,…
- Canxi: Giúp cho xương và răng của thai nhi phát triển. Mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm như: trứng, sữa, cá, đậu, thủy hải sản,… để bổ sung mỗi ngày 1000-1200mg canxi cho cơ thể.
- Axit folic: Nhu cầu axit folic mỗi ngày của thai phụ là 600μg để phòng chống tình trạng bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Mẹ bầu nên ăn nhiều măng tây, bông cải xanh, bắp cải, chuối, cam, trứng,… hoặc uống thuốc giúp bổ sung axit folic theo chỉ định của bác sĩ.
- Vitamin D: Chất này đóng một vai trò quan trọng để giúp cơ thể hấp thu canxi và photpho tốt hơn. Trong quá trình chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thì nên bổ sung vào chế độ ăn của mẹ những loại thực phẩm như: trứng, cá béo, bơ, sữa,… để giúp mẹ bầu hấp thụ vitamin D.
- Vitamin A: Loại vitamin này có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé, nhu cầu mỗi ngày của mẹ là 800μg. Bà bầu 3 tháng giữa có thể bổ sung vitamin A từ lòng đỏ trứng, rau có màu xanh, thịt, sữa,…
- Vitamin B1: Có chứa nhiều trong những loại đậu, cá, rau xanh và thịt lợn,… giúp phòng tránh tình trạng tê chân phù nề ở mẹ bầu hiệu quả.
- Sắt: Sắt thuộc vào nhóm vi chất vô cùng quan trọng để giúp mẹ phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Nếu mẹ bị thiếu máu sẽ có nguy cơ bị sinh non, chảy máu nhiều sau sinh, thai lưu,… VÌ vậy, mẹ bầu 3 tháng giữa rất cần bổ sung sắt cho cơ thể bằng cách bổ sung vào bữa ăn nhiều thịt đỏ, ngũ cốc, gan động vật, sò, nghêu, các loại đậu,…
- I ốt: Cơ thể mẹ bầu nếu thiếu i ốt sẽ có nguy cơ làm cho thai nhi bị chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí não, thậm chí là bị sinh non, sảy thai, thai chết lưu,… I ốt có chứa nhiều trong cá biển, muối ăn, rong biển mà bà bầu có thể bổ sung.
- Kẽm: Thịt, trứng, các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt,… là những thực phẩm có chứa nhiều chất kẽm, giúp cho quá trình phát triển của thai nhi không bị chậm và phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh.
Có thể thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng với mẹ bầu khi mang thai. Mẹ cần phải được bổ sung đủ những loại vitamin, khoáng chất để có thể đảm bảo duy trì sức khỏe của bản thân và thai nhi tốt nhất. ENMOM là một viên uống rất hữu ích đối với phụ nữ mang thai mà mẹ nên bổ sung viên uống này vào khẩu phần ăn. ENMOM có chứa rất nhiều vitamin cùng những khoáng chất quan trọng vậy nên khi kết hợp với chế độ ăn hàng ngày thì việc bổ sung đủ năng lượng cho cả mẹ và bé không còn là việc quá khó khăn. Bên cạnh đó, viên uống giúp cung cấp axit folic và chất sắt giúp mẹ bù đắp được sự thiếu hụt chất sắt trong khẩu phần ăn làm cho sức khỏe mẹ và bé cùng khỏe mạnh. Ngoài ra, ENMOM còn có tác dụng phòng tránh những bệnh liên quan đến ống thần kinh như nứt đốt sống.
Hiện nay, mẹ có thể dễ dàng tìm mua ENMOM ở hệ thống cửa hàng, siêu thị mẹ và bé trên toàn quốc.
Chế độ sinh hoạt cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Thực hiện một chế độ sinh hoạt điều độ và lành mạnh là một trong những việc giúp quá trình chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa tốt hơn. Mẹ bầu 3 tháng giữa cần lưu ý về chế độ sinh hoạt như sau:
- Vận động thường xuyên với những bài tập cường độ nhẹ nhàng
- Lựa chọn những loại giày dép có đế thấp thay vì cao gót để tránh trường hợp bị ngã hay chuột rút ảnh hưởng đến sự an toàn của mẹ và thai nhi.
- Thường xuyên vệ sinh khoang miệng, sử dụng bàn chải có lông mềm và chỉ nha khoa để tránh chảy máu nướu răng.
- Mặc áo lót thoải mái, không bó chặt vào người.
- Nhỏ nước muối sinh lý mỗi ngày để tránh nghẹt mũi.
- Sử dụng mỹ phẩm, kem chống nắng bảo vệ da phù hợp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Dấu hiệu bà bầu 3 tháng giữa nên đi viện
Ngay khi mẹ bầu có những dấu hiệu dưới đây cần được đưa đi bệnh viện sớm để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời:
- Bị chuột rút kéo dài, bụng đau dữ dội
- Âm đạo bị chảy máu nhiều, ồ ạt
- Thường xuyên cảm thấy chóng mặt
- Làn da chuyển màu vàng
- Cân nặng của mẹ bầu tăng quá nhiều hoặc quá ít
- Các triệu chứng ốm nghén vẫn kéo dài
- Đổ nhiều mồ hôi đặc biệt khi thời tiết không nóng
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Health Global về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa. Mong rằng những mẹ bầu ở bất kỳ giai đoạn nào sẽ đều có một sức khỏe tốt nhất!