Có nên dùng siro kẽm CelsZinC cho bé tăng cân không?

siro cho bé tăng cân

Tình trạng bé sụt cân luôn khiến cho các ông bố bà mẹ luôn lo lắng vì không hiểu nguyên nhân cụ thể vì sao. Và thế là các phụ huynh lập tức lo lắng và tìm kiếm những loại thuốc bổ để giúp cho bé ăn ngon hơn và cải thiện tình trạng cân nặng hiện tại. Một trong những sản phẩm mà các phụ huynh thường xuyên tìm kiếm đó chính là siro kẽm CelsZinC. Thế nhưng liệu sử dụng liền loại siro đã thực sự là một giải pháp tối ưu? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết này bạn nhé.

Nguyên nhân nào khiến cho bé bị sụt cân?

siro cho bé tăng cân
siro cho bé tăng cân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé bị sụt cân. Chúng ta nghĩ đơn giản là có thể bé ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và cần phải tăng cường bổ sung dinh dưỡng. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Thậm chí có khi bạn đã cho bé ăn uống rất đầy đủ, kèm thêm dùng các loại thuốc bổ nữa nhưng bé vẫn cứ sụt cân. Vậy đâu mới là nguyên nhân thực sự?

Nhận biết bé sụt cân như thế nào?

Sụt cân không đơn giản là việc cân nặng tuần (tháng) này của bé giảm so với tuần (tháng) trước. Chúng ta hãy hiểu sụt cân theo một nghĩa rộng hơn đó chính là bệnh lý của bé, như vậy bạn mới có thể thấu hiểu một cách triệt để hơn về câu chuyện bé nhà mình sụt cân như thế nào và cần làm gì để cải thiện.

Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia đã đưa ra một tỷ lệ điểm gọi là Z-score để phân loại một cách chính xác tình trạng sụt cân (hoặc là thiếu hụt dinh dưỡng) của bé được gây ra bởi nguyên nhân gì. Và điểm Z-score này còn chỉ ra được mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng để đánh giá chính xác liệu bé có phải đang sụt cân và đang suy dinh dưỡng dần dần hay không.

Công thức tính tỷ lệ Z-score (hoặc là SD-score) như sau:

Z-score (SD-score) = (Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể tham chiếu)/Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu.

Các tham số tuy có vẻ hơi khó để đo lường, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tính được.

Kích thước đo được ở đây tức là chiều cao (tính theo cm) hoặc là cân nặng (tính theo kg). Còn số trung bình của quần thể tham chiếu & độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu thì bạn có thể tham khảo ở những chuyên gia dinh dưỡng hoặc là ở những tài liệu trực tuyến (để có được hai tham số này, bạn cần xác định được độ tuổi con bạn là bao nhiêu, bởi vì con số trung bình này được tính theo độ tuổi).

Sau khi đã có kết quả Z-score của con bạn, kết quả sẽ được ghi nhận được như sau:

Theo cân nặng:

  • <-3: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
  • -3 đến <-2: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
  • -2 đến dưới <-3: Bình thường
  • >2: Thừa cân
  • >3: Béo phì

Theo chiều cao:

  • <-3: Suy dinh dưỡng thấp còi, mức độ nặng
  • -3 đến <-2: Suy dinh dưỡng thấp còi, mức độ vừa
  • -2 đến dưới <-3: Bình thường

Như vậy thông qua bảng tính trên, bạn cũng có thể thấy được rằng việc con của bạn sụt cân cũng còn phụ thuộc vào rất nhiều trường hợp. Như trường hợp mà đã liệt kê ở trên là liệu con của bạn sụt cân nằm ở trường hợp nào.

Nguyên nhân khiến cho bé bị sụt cân

Trường hợp bé bị suy dinh dưỡng dạng vừa

Nguyên nhân gây ra tình trạng này đa phần từ việc thiếu hụt dinh dưỡng trong bữa ăn của bé. Hoặc là khi bé đang ở trong độ tuổi từ 0 đến 6 tháng tuổi thì lại đột ngột ngừng bú sữa mẹ, từ đó tạo nên sự thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể gây nên tình trạng sụt cân. Thế nhưng ngoài ra cũng còn một số những nguyên nhân khác khiến cho bé bị sụt cân dạng vừa chẳng hạn như là món ăn có những thành phần và hương vị không hợp với khẩu vị của bé.

Trong trường hợp này, bạn chỉ cần tăng cường bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Hoặc là bạn có thể hỏi bé cụ thể bé thích ăn những món gì, hương vị như thế nào để bạn có thể thay đổi thành phần dinh dưỡng trong món ăn phù hợp với sở thích của bé.

Trường hợp bé bị suy dinh dưỡng dạng nặng

Trường hợp này thường xảy ra khi bé ăn uống đầy đủ những bé ăn uống đầy đủ, thậm chí là ngon miệng nhưng lại không thể tăng cân. Bởi vì rất có khả năng bé yêu nhà bạn bị đang bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Điều này có thể xuất phát từ những năm tháng giai đoạn đầu của bé, khi bé bị nhiễm một số các bệnh vặt thì ba mẹ lại cho bé uống kháng sinh nhiều. Và chính những kháng sinh này sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của bé gây nên tình trạng bé ăn được lại chuyển hóa dinh dưỡng không được.

Bên cạnh đó, việc bé bị suy dinh dưỡng dạng nặng còn có thể liên quan mật thiết đến vấn đề tâm lý của bé. Từ đó có khả năng gây ức chế và ngưng trệ các cơ quan tiêu hóa, khiến cho bé luôn cảm thấy ăn uống không ngon miệng, từ đó dẫn đến việc bé ngày càng sụt cân nhiều hơn.

Dùng siro kẽm CelsZinC cho bé tăng cân khi nào?

siro cho bé tăng cân
siro cho bé tăng cân

Đối với trường hợp bé bị suy dinh dưỡng dạng nặng thì siro kẽm CelsZinc là một dòng sản phẩm khá cần thiết mà các ông bố bà mẹ cần bổ sung cho bé.

Việc bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho bé yêu là việc nên làm. Và kẽm cũng là một trong số đó.

Vai trò của kẽm đối với cân nặng của bé

siro cho bé tăng cân
siro cho bé tăng cân

Một trong những vai trò lớn của kẽm đối với sự phát triển của bé đó chính là giúp cho bé ăn ngon miệng hơn. Việc thiếu kẽm chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng biếng ăn của bé nhỏ. Trẻ thiếu kẽm sẽ dễ bị mắc một số các bệnh như là biếng ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, chậm dậy thì hoặc là vận động kém. Trong các nguyên tố thì kẽm có khả năng kích thích hoạt động của 100 enzyme trong cơ thể, đóng một vai trò to lớn trong những phản ứng sinh hóa của cơ thể. Ngoài việc giúp bé ăn ngon, tăng cân, mau lớn thì kẽm còn giúp cho bé tăng cường hệ miễn dịch để giúp bé cải thiện sức đề kháng của mình

Siro kẽm CelsZinC đóng vai trò gì giúp bé ăn ngon hơn?

Tự hào là một trong những dòng sản phẩm chủ lực của tập đoàn Health Global của Pháp, CelsZinC là một trong những dòng siro kẽm rất được các ông bố bà mẹ chọn cho bé yêu nhà mình.

Siro kẽm CelsZinC là dòng sản phẩm kẽm hữu cơ dạng nước giúp dễ dàng hấp thu vào cơ thể con người khi sử dụng. Dòng siro này được dùng cho bé dưới 1 tuổi với vị dâu thơm ngon cực kỳ dễ uống.

Dòng siro kẽm CelsZinC này được kết hợp thêm cùng với lysine, vitamin C và vitamin B1 góp phần giúp tăng khả năng hấp thụ kẽm một cách tối đa vì thế góp phần giúp cho bé tăng sức đề kháng và tránh khỏi những nguy cơ tấn công bên ngoài.

Đối với bé từ 6 đến 12 tháng tuổi thì trung bình cần cung cấp 3mg kẽm mỗi ngày (tham khảo ý kiến bác sĩ). Đối với bé từ 1 đến 7 tháng tuổi thì cần cung cấp khoảng 5mg kẽm mỗi ngày. Các phụ huynh có thể dựa vào những tiêu chí này để cung cấp cho bé những liều lượng sao cho phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.