Trẻ sơ sinh trong tháng đầu thường tăng một cân hoặc hơn, những tháng tiếp theo tăng ít hơn khoảng 600g-800g. Tuy nhiên, nhiều bé tăng số cân rất ít hoặc không tăng so với lượng tháng trước. Điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy lý do nào khiến trẻ chậm tăng cân trong giai đoạn bú mẹ.
Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân khi bú mẹ
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, cung cấp các chất để bé phát triển. Tuy nhiên, nhiều trẻ bú mẹ mà vẫn chậm tăng cân thậm chí không tăng lạng nào. Vấn đề này khiến nhiều mẹ trăn trở. Dưới đây là một số nguyên nhân:
Sữa mẹ chưa đủ dinh dưỡng
Bé 4 tháng bú mẹ chậm tăng cân có thể do sữa mẹ chưa đủ chất, sữa chưa được đảm bảo. Lúc này, mẹ cần chú ý khẩu phần ăn của mình đã đủ dinh dưỡng chưa. Nhiều mẹ vì lý do tăng cân sau sinh nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm. Từ đó sữa bị thiếu dinh dưỡng và làm bé chậm lớn.
Mẹ cho con ăn không đúng cách
Trong giai đoạn bú mẹ, trẻ sơ sinh cần ăn liên tục. Lúc nào trẻ khóc, đòi bú là cho trẻ bú luôn. Nhiều mẹ có thể có suy nghĩ rằng muốn cho trẻ bú đúng giờ đúng bữa. Điều này không nên bởi ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ, làm trẻ chậm tăng cân, chậm lớn.
Sữa mẹ ít, không đủ cho bé bú
Một số mẹ gặp vấn đề bị ít sữa, tắc sữa hoặc lý do không cho bé bú thường xuyên, đặc biệt giai đoạn 4 tháng tuổi. Do đó trẻ 4 tháng tuổi bú ít chậm tăng cân, ảnh hưởng đến phát triển.
Cho bé ăn sữa công thức sai cách
Ngoài bú sữa mẹ, bé còn uống sữa công thức, bú bình. Cách uống sữa ở mỗi giai đoạn sẽ có mức khác nhau. Nếu mẹ pha sữa không đúng tỷ lệ cũng làm bé chậm tăng cân.
Trẻ bị vấn đề đường ruột
Trẻ bị vấn đề về đường ruột dẫn tới khả năng hấp thu dinh dưỡng kém. Đặc biệt trẻ lứa tuổi sơ sinh, đang bú mẹ. Trẻ sinh non khiến cho hệ tiêu hóa không được ổn định. Đường ruột bé ít lợi khuẩn, dung nạp các chất kém. Đây cùng là nguyên nhân làm trẻ mặc dù bú mẹ nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân.
Giun sán ký sinh
Trẻ khi bú mẹ có thói quen mút tay, đưa tay lên miệng. Vì thế, vi khuẩn giun sán dễ thâm nhập vào đường tiêu hóa. Giun sán ký sinh sẽ hút dinh dưỡng làm trẻ bị thiếu chất, trẻ chậm tăng cân. Mặt khác, nó còn gây rối loạn đường tiêu hóa làm bé khó ăn, cơ thể khó chịu, bị đau bụng.
Bé đang gặp vấn đề sức khỏe
Trẻ 4 tháng tuổi bú ít chậm tăng cân có thể do trẻ đang gặp vấn đề khiến trẻ khó chịu. Miệng trẻ bị nhiệt hoặc đau nên khó bú sữa, khó nuốt. Do đó, khi thấy trẻ bú ít, hay khóc cần đưa bé đi khám để tìm lý do chính xác nhất.
Hướng dẫn chăm trẻ sơ sinh chậm tăng cân hiệu quả
Mẹ cần ăn đủ chất
Nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ. Do đó, mẹ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nguồn sữa được đảm bảo.
Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn của các mẹ cần có đủ 4 nhóm chất tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Mẹ cũng nên uống các sản phẩm sữa hoặc dùng thực phẩm chức năng để bổ sung dinh dưỡng.
Nhiều mẹ cảm thấy khó chịu khi ăn nhiều thì hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn mỗi ngày. ENMOM là sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn để cung cấp vitamin và khoáng chất, các yếu tố vi lượng sau khi sinh. Giúp cho bản thân mẹ không bị thiếu chất cũng như bé yêu không bị thiếu hụt nhiều dinh dưỡng.
Dùng sữa công thức
Nếu sữa mẹ ít hãy bổ sung cho bé bằng sữa công thức. Khi chọn sữa cho bé cần lựa sản phẩm đúng với độ tuổi để đảm bảo được khả năng hấp thu tốt nhất. Hơn nữa, mẹ cần chú ý pha sữa theo đúng hướng dẫn để sữa được đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Nhiều bé lười, không muốn uống sữa công thức các mẹ chịu khó đút sữa cho bé để không bị thiếu chất, chậm lớn.
Cho trẻ dùng sản phẩm chức năng
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm chức năng khác nhau để bổ sung dưỡng cho trẻ sơ sinh giúp bé không bị thiếu chất. CelsKid là sản phẩm bổ sung nhiều loại vitamin và yếu tố vi lượng cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Do đó nếu sữa mẹ ít không đủ cho trẻ bú có thể dùng thực phẩm này. Mẹ có thể tìm mua CelsKid trên các siêu thị mẹ và bé trên toàn quốc.
Kiểm tra cân nặng và cho trẻ đi khám định kỳ
Để kiểm soát được cân nặng của bé, các mẹ cần cho trẻ đi khám định kỳ để biết được trẻ chậm tăng cân hay không. Với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ kiểm tra cân nặng và chiều cao mỗi tháng. Còn với trẻ từ 6 tháng trở nên có thể kiểm tra theo định kỳ 3 tháng một lần. Từ đó tìm được nguyên do cũng như có các biện pháp chăm sóc phù hợp.
Trẻ chậm tăng cân trong giai đoạn bú mẹ khá thường gặp. Vì vậy các mẹ cần theo dõi con trẻ thường xuyên để khắc phục được tình trạng này.