Lo lắng, mệt mỏi vì trẻ bị ho kéo dài, dai dẳng mãi không khỏi, nhiều bậc phụ huynh phải loay hoay tìm cách điều trị. Thực tế, ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Trong một số trường hợp, ho là phản xạ tốt, hỗ trợ đường thở nhưng nếu ho kéo dài kèm theo một số triệu chứng có đờm, sốt,… có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ mách cha mẹ một số cách thông dụng.
1. Vì sao trẻ bị ho mãi không khỏi?
Trẻ bị ho kéo dài là tình trạng trẻ ho liên tục và mãi không có dấu hiệu thuyên giảm. Điều này gây ảnh hưởng tới tới cuộc sống cũng như sức khỏe của trẻ. Trẻ có thể ngủ không ngon, không đủ giấc, mệt mỏi, buồn rầu… Nguyên nhân khiến trẻ bị ho nhiều, ho kéo dài khá nhiều, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm.
- Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt cao, hắt hơi…
- Trẻ bị hen phế quản thường do các yếu tố bên ngoài tác động như thời tiết, ô nhiễm môi trường hoặc do di truyền. Trẻ bị mắc bệnh này thường có biểu hiện ho khan nhiều, từng cơn, tức ngực và khó thở.
- Trẻ bị trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho nhiều. Khi ho, trẻ có thể bị kèm theo ợ chua hoặc buồn nôn.
- Trẻ bị ho gà là một bệnh nghiêm trọng. Mắc bệnh, trẻ có biểu hiện ho nặng, nhiều kèm sốt, nôn, mệt mỏi hoặc tím tái.
- Trẻ bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, sốt, ăn kém, mệt mỏi,…
- Hậu Covid-19 kéo dài cũng khiến trẻ bị ho dai dẳng. Triệu chứng thường gặp ở trẻ có thể là trẻ bị ho khan, trẻ bị ho có đờm, sốt, ngạt mũi…
- Nguyên nhân khác dẫn đến trẻ bị ho lâu ngày có thể còn do thời tiết, môi trường, mắc dị vật, cảm,…
2. Trẻ ho dai dẳng, mẹ cần làm gì?
Tình trạng ho kéo dài ở trẻ sẽ dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng mà cha mẹ không thể xem thường. Chính vì vậy, ngay tại nhà, cha mẹ có thể:
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu họng, loãng đờm, giảm ho.
- Nhớ vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối từ 2 đến 3 lần.
- Sử dụng một số bài thuốc dân gian trị ho như hấp đường, mật ong, gừng hay quất…
- Cho trẻ sử dụng siro ho để mức độ ho thuyên giảm. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng siro. Mẹ có thể tham khảo siro CelsCough của Health Global. Dòng sản phẩm này có khả năng điều trị ho dai dẳng lâu ngày, tái đi tái lại nhiều lần, dị ứng thời tiết, cảm lạnh, cảm cúm, ho gió, ho khan, ho có đờm và viêm họng, viêm phế quản. Được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, an toàn kết hợp cùng vitamin C, siro CelsCough sẽ giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh. Thông tin về sản phẩm hiện có trên website: https://healthglobal.com.vn/ hoặc hotline: 1900 068 826, cha mẹ có thể liên hệ.
- Ngoài ra, để giúp trẻ không bị ho kéo dài, cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc việc thay đổi đột ngột nhiệt độ như đang lạnh ra nóng… Không những thế, cha mẹ nên tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Hãy nhớ tiêm phòng vaccine cúm, viêm phổi hoặc một số bệnh lý về hô hấp theo đúng thời gian.
3. Những lưu ý khi trẻ bị ho kéo dài
Bên cạnh những cách chữa thông dụng mẹ có thể làm tại nhà cho trẻ bị ho, mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý khi trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm như ngủ li bì, co giật, khó thở, ho ra máu, sốt cao,… Các bậc phụ huynh nên đưa bé đi khám ngay để . bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của trẻ và có cách điều trị phù hợp.
Nếu tự ý dùng thuốc ho cho trẻ, phụ huynh cũng cần lưu ý:
- Nên dùng thuốc phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh.
- Trẻ ho có đờm không nên dùng các loại thuốc ức chế ho (thường chứa antihistamine, dextromethorphan) mà nên dùng thuốc long đờm để trị ho hiệu quả.
Tuy nhiên, một lời khuyên hữu ích dành cho các bậc cha mẹ là không nên tự ý dùng thuốc khi trẻ bị tình trạng nặng. Thay vào đó, hãy cứ đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để có thăm khám kịp thời và chính xác.
Hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm ra cách điều trị cho trẻ bị ho dai dẳng lâu ngày, đặc biệt là cách phòng chống, để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, tránh được những bệnh lý không đáng có.