Những cơn ốm nghén khi mang thai trong những tháng đầu của thai kỳ đang hành hạ và khiến nhiều mẹ bầu mệt mỏi. Sở dĩ không phải mẹ bầu nào cũng gặp tình trạng ốm nghén. Thế nhưng, một khi bà bầu đã ốm nghén, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và thai nhi. Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng ốm nghén khi mang thai? Các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây!
1. Triệu chứng ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở nhiều phụ nữ mang bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất (tức nghén 3 tháng đầu). Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, tình trạng ốm nghén có thể kéo dài hơn, thậm chí đến khi bé chào đời.
Đi kèm với ốm nghén là các triệu chứng thường thấy như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, đầy hơi, mất ngủ, ợ chua, sợ mùi thức ăn, cân nặng giảm… Những cơn ốm nghén xuất hiện thường xuyên vào các thời điểm khác nhau trong ngày ở mỗi thai phụ.
Thực tế, dựa vào mức độ của các triệu chứng gặp phải, các mẹ bầu có thể biết mình có đang nghén nặng hay không:
- Nghén thông thường: Các mẹ bầu sẽ cảm thấy luôn mệt mỏi vì nôn ói. Thế nhưng, tình trạng nôn chỉ diễn ra ở mức vừa phải, vẫn giữ được thức ăn trong dạ dày, thậm chí chỉ buồn nôn và nôn khan. Chính vì vậy, mẹ bầu không bị sút cân quá nhiều và triệu chứng nôn ói sẽ giảm dần.
- Nghén nặng: Nhiều mẹ bầu nghén mức độ nặng khi nôn ói quá nhiều, liên tục, khiến thức ăn bị đẩy ra hết ngoài, dẫn đến chán ăn, sợ thức ăn và giảm cân nghiêm trọng. Điều này khiến thai phụ dễ bị suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
2. Nguyên nhân ốm nghén

Tình trạng nghén khi mang thai xuất phát từ sự thay đổi, sự gia tăng hormone progesterone, làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, khiến thức ăn ở dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây buồn nôn. Bên cạnh đó, hormone này còn có khả năng làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây khó tiêu, táo bón cho mẹ bầu.
Ngoài ra, nghén khi mang thai còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như do ăn uống không đúng bữa, thất thường; nhạy cảm với các thực phẩm có mùi vị hoặc do di truyền.
Đặc biệt, ở một số thai phụ khác, triệu chứng ốm nghén xuất hiện là do lần đầu mang thai; từng có tiền sử nghén nặng ở những lần trước; người nhẹ cân; mang thai đôi hoặc đa thai.
3. Các bí quyết giảm ốm nghén cho mẹ bầu

Khi biết bản thân bị ốm nghén, nhiều mẹ bầu chắc hẳn rất phiền não và tìm đến nhiều cách, mẹo để cải thiện tình trạng. Dưới đây là một số bí quyết mẹ bầu có thể tham khảo:
Chế độ ăn
Một chế độ ăn thay đổi phù hợp có thể giúp mẹ bầu cảm thấy bớt nghén:
- Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính và không nên ăn quá no và cũng không nên để bụng đói.
- Tránh các loại thức ăn cay, nhiều chất béo, kích thích như rượu bia, cà phê… Thay vào đó, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, trứng, rau củ có màu xanh đậm, hoa quả như táo, chuối,… thực phẩm giàu vitamin C để chống buồn nôn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ăn những món ăn nhạt hoặc các loại hạt…
- Tránh tiếp tục với thực phẩm, thức ăn có mùi vì nếu không sẽ càng làm tình trạng ốm nghén nặng hơn.
- Bà bầu nên uống đủ nước, khoảng 2-3 lít/ngày, trong đó ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung sữa tươi không đường (vào con không vào mẹ), nước hoa quả như chanh, cam… sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
- Đặc biệt, mẹ bầu không nên nằm ngay sau khi ăn.
Thư giãn, tập luyện
Bên cạnh một chế độ ăn phù hợp để cải thiện ốm nghén, các mẹ bầu cần phải giữ một tinh thần thoải mái nhất. Vì vậy, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không căng thẳng, lo âu, nên nghe nhạc để đầu óc thư giãn, thảnh thơi.
Hơn nữa, mẹ bầu cũng nên tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao để giảm nghén hiệu quả. Tập luyện nhẹ nhàng, đi lại trong nhà vừa giúp thai phụ tăng cường sức khỏe, thai nhi khỏe mạnh, vừa cải thiện ốm nghén. Mẹ bầu có thể tham khảo các bài tập hít thở, yoga… trên mạng xã hội Facebook, YouTube, TikTok hoặc từ các mẹ bầu khác hay bạn bè, người thân.
Thuốc giảm ốm nghén
Nếu đã tìm đủ mọi cách mà các triệu chứng ốm nghén khi mang thai không thuyên giảm, nhiều mẹ bầu được bác sĩ khuyên dùng điều trị bằng thuốc.
- Vitamin B6 là thuốc điều trị không cần kê đơn và được ưu tiên sử dụng khi thai phụ bị ốm nghén. Dòng vitamin này đều an toàn đối với mẹ và không có tác dụng phụ cho thai nhi.
- Thuốc chống nôn cũng được cân nhắc sử dụng khi bà bầu bị ốm nghén nghiêm trọng. Tùy theo tình trạng của thai phụ, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn và lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.
- Ngoài ra, để giải quyết ốm nghén, vitamin tổng hợp cũng sẽ được lựa chọn. Hiện nay, được nhiều người tin dùng, vitamin tổng hợp Enmom là dòng sản phẩm cung cấp những vitamin và khoáng chất thiết yếu cho các giai đoạn trước, trong và sau khi phụ nữ mang thai. Đặc biệt vitamin B6 có trong vitamin tổng hợp Enmom sẽ giúp cho mẹ bầu giảm được các chứng ốm nghén trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu thiếu vitamin B6, cơ thể sẽ dẫn đến các hiện tượng thiếu máu và rất dễ gây suy nhược cơ thể. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, mẹ bầu có thể liên hệ qua:
- Website: https://healthglobal.com.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/HealthGlobalVietnam
- Hotline: 1900 068 826
Hầu hết, mẹ bầu ốm nghén là biểu hiện tích cực cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu ốm nghén nặng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, dù bất kỳ lý do nào, mẹ cũng nên thăm khám và tham khảo ý kiến của các y bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.